Trang chủ » Mẹo vặt sửa đồ gỗ » Hướng dẫn các đánh vecni đồ gỗ theo đúng quy trình

Sau một thời gian sử dụng gồ gỗ như bàn ghế, tủ sập, cửa gỗ sẽ bị cũ đi và bị bụi bẩn bám dính vào. Nhất là những dòng trường kỷ gỗ gõ hay là sập gỗ cao cấp được chạm trổ hoa văn nhiều. Thì càng làm chỗ cư trú an toàn cho bụi bẩn bám dính. Và đương nhiên, để làm sáng cho bộ bàn ghế thì cách đánh vecni bàn ghế cũ là phương án tốt nhất hiện nay.

Sau đây thợ mộc sửa chữa đồ gỗ Tuấn Tường xin chia sẻ cách đánh vecni đồ gỗ với những bước cơ bản bạn có thể tự tay thực hiện:

Lưu ý khi đánh vecni lại đồ gỗ là gì?
Bạn hãy chọn thời điểm thích hợp: Bạn nên tránh thời tiết mưa ẩm vì như vậy lớp vecni lâu thấm vào gỗ và có thể giữ mùi lâu. Nhưng cũng không nên đánh vecni vào lúc trời quá nắng nóng hay hanh khô. Vì ở nhiệt độ cao, vecni thấm quá nhanh nên có thể sau khi hoàn thành dễ bị bong thành mảng. Khi trời hanh khô, lớp bụi bẩn sẽ làm cho vecni không được mịn đẹp.

Trước khi sử dụng cách đánh vecni bàn ghế cũ, nên dùng miếng vải sạch, ẩm, lau chùi bụi bẩn ở bề mặt gỗ. Không nên dùng xà phòng, xà bông.
Khi đánh vecni gỗ, chú ý đánh kỹ các góc, cạnh của đồ gỗ để có một kết thúc hoàn hảo.

Nếu đồ gỗ bị trầy xước sâu, nứt, tách, bạn có thể dùng keo dán gỗ và mùn cưa mịn trộn đều rồi điền đầy các vết nứt, tách, để khô, sau đó sử dụng giấy nhám mịn đánh bóng lại một lần nữa và làm sạch hoàn toàn trước khi đánh vecni.

Các vật dụng cần chuẩn bị để đánh vecni:

  • Giấy nhám (P180, P240, P320, P400, P600). Sử dụng càng nhiều sẽ cho độ mịn càng cao
  • Chổi, cỏ để quét vecni
  • Dung dịch vecni
  • Vải mềm khô
  • Nước sạch

Cách đánh vecni đồ gỗ trải qua 5 bước sau:

Bước 1: Tiến hành dùng giấy nhám làm nhẵn bề mặt sản phẩm, lần lượt dùng các loại giấy nhám sao cho sản phẩm thật mịn.

Đánh mịn sản phẩm bằng giấy nhám

Bước 2: Làm sạch đồ gỗ trước khi đánh vecni

Để làm sạch bề mặt gỗ bạn nhớ không sử dụng xà bông mà hãy dùng một miếng vải mềm, ẩm để loại bỏ hoàn toàn bụi trên bề mặt đồ gỗ.

Bước 3: Sửa chữa đồ gỗ

Nếu đồ gỗ của bạn bị trầy xước sâu hoặc bị nứt, tách. Sử dụng keo dán gỗ và mùn cưa mịn. Trộn đều và điền đầy vào các vết nứt, tách. Để khô, sau đó sử dụng giấy nhám mịn đánh bóng lại một lần nữa và làm sạch hoàn toàn trước khi đánh vecni.

Bước 4: Tiến hành quét vecni

Vecni sau khi mua về phải được pha với dung dịch được gọi là dung môi pha sơn, pha theo tỉ lệ 50-50. Sau đó dùng chổi, cọ quét một lớp vecni lên bề mặt gỗ.


Giống như sơn đồ gỗ, cách đánh vecni bàn ghế cũ nên áp dụng theo hướng của các đường vân gỗ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải phải lo lắng quá nhiều về độ chính xác. Vì vecni có độ bao phủ khá tốt. Đợi lớp vecni khô tiếp tục dùng giấy nhám P320 xả sạch, dùng vải mềm sạch lau lại, có thể dùng vải ẩm.

Tiếp tục quét một lớp vecni nữa lên bề mặt gỗ, đợi lớp vecni khô lại dùng giấy nhám P400 xả sạch, sau đó lại tiếp tục lau sạch vải mềm.

Vẫn lặp lại một lần nữa, tiếp tục đánh thêm một lớp vecni rồi lại xả sạch bằng giấy nhám P400, dùng vải mềm ẩm lau sạch. Nếu như độ mịn, độ bóng của sản phẩm đồ gỗ vẫn chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục quét vecni một lần nữa rồi xả sạch lại bằng giấy nhám P600.

Mỗi lớp Vecni bạn nên để khô trong vòng 4 -5 tiếng.

Bước 5: Bảo vệ đồ gỗ
Làm sạch sản phẩm sau khi đánh vecni

Trên đây chính là quy trình đánh vecni chuẩn quy trình, đơn giản và có hiệu quả mà Dịch vụ sửa chữa đồ gỗ Tuấn Tường bài viết muốn chia sẻ tới quý độc giản. Cách đánh vecni đồ gỗ nếu như được áp dụng đúng sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, đem lại được nét đẹp như mới cho sản phẩm, giúp mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho mỗi không gian sống.

Top