Nội thất bằng gỗ tự nhiên từ lâu đã được nhiều người yêu thích. Gỗ tự nhiên đặc biệt là các loại gỗ quý mang đến vẻ đẹp sang trọng và ấn tượng cho không gian nội thất. Những loại gỗ tốt thường dùng làm nội thất là: gỗ hương, gỗ hương, gỗ Mun, gỗ Trắc, ….
Nhiều người tự hỏi tại sao gỗ tự nhiên lại quý và có giá thành cao và chúng khác nhau như thế nào? Dịch vụ sửa đồ gỗ Tuấn Tường sẽ giúp các bạn phân biệt 10 loại gỗ tự nhiên thường dùng trong nội thất để giúp bạn tinh tế hơn trong việc lựa chọn đồ nội thất cho nhà mình.
1- Gỗ Hương
Gỗ Hương là một loại gỗ quý có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Đặc điểm nổi bật của loại gỗ tự nhiên này là:
- Có màu nâu hồng khi đã đưa vào sử dụng theo thời gian
- Vân gỗ đẹp, thớ gỗ to, rất cứng, rắn, chắc, ngửi sẽ có mùi hương đặc trưng rất dễ chịu
- Tùy theo tính chất của vùng miền mà gỗ hương có những tên gọi khác nhau như: Hương vườn, Hương Xoan, Hương Nghệ, Hương Đá,…
- Một đặc điểm khác để dễ dàng nhận biết được gỗ Hương là khi ngâm vào nước, nước sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè.
2- Gỗ Trắc
- Gỗ trắc: là một loại gỗ rất quý, trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu
- Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm
- Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp
- Gỗ trắc thường dùng để đóng: bàn ghế, sập, giường tủ cao cấp, tạc tượng khắc tranh.
3- Gỗ Mun
Gỗ mun là loại gỗ tốt dùng làm nội thất, nó có màu đen được khai thác từ các loài cây thuộc họ Thị, tại Việt Nam thì nó thường được lấy từ loại cây mun nên gọi là gỗ mun.
Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn, có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sừng, hoặc màu đen sọc trắng – Là cây gỗ nhỏ
- Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, điêu khắc tranh
- Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn
- Có màu đen tuyền khi dùng lâu sẽ bong như sừng, hoặc màu đen sọc trắng
- Khi ướt thì mềm rễ sử lý gia công, nhưng khi khô thì rất cứng
- Gỗ rất bền, chắc không bị mối mọt ( rác thì hay bị mọt) ít cong vênh,hay nứt chân chim.
4- Gỗ Sưa
Gỗ Sưa có các tên gọi khác là Trắc Thối (tên này xuất phát từ mùi thối trên quả), Huỳnh Đàn hay Huê Mộc Vàng. Gỗ Sưa có 3 loại là: Sưa đen (có giá trị cao, còn được gọi là tuyệt gỗ), Sưa đỏ và Sưa trắng (có giá trị thấp hơn). Đây cũng là một loại gỗ rất quý có giá trị kinh tế cao. Đặc điểm nhận dạng loại gỗ này là:
- Có màu vàng, đỏ, vân rất đẹp
- Gỗ Sưa rất cứng nhưng lại dẻo, chịu được thời tiết mưa nắng, có mùi thơm mát, khi đốt tàn tro sẽ có màu trắng đục
- Không giống như các loại gỗ tự nhiên khác chỉ có vân gỗ 2 mặt, gỗ Sưa có đến 4 mặt vân gỗ. Vân nổi lên thành từng lớp đẹp, thớ gỗ mịn, nhỏ, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện một thớ màu đen
- Gỗ có màu đỏ giống màu bã trầu, gỗ để lâu phủ bụi có thể bị xuống màu, bạn chỉ cần lấy giấy ráp hoặc dao cạo nhẹ là sẽ lại thấy màu sáng đỏ.
5- Gỗ Tần Bì
Là loại gỗ có khả năng chịu lực rất tốt, dễ uốn cong. Giác gỗ Tần Bì có màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng. Có thể là từ màu nâu xám đến màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt đến sọc nâu. Gỗ tần bì thường to, vân gỗ thẳng và mặt gỗ thô đều.
6- Gỗ Gụ
- Gỗ Gụ Có thớ thẳng, vân đẹp mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm, rôì chuyển thành màu cánh dán,lâu năm đen như sừng.
- Gỗ quý,bền dễ đánh bóng,không bị mối mọt,ít cong vênh.Gỗ hay được dùng để đóng hàng mộc
- Gỗ Gụ thường được dùng đóng nội thất, Sập gụ, vì nằm ngủ trên Sập gụ sẽ khoan khoái không bị đau mình mẩy như các loại gỗ khác hay đóng tủ chè, bàn ghế, giường tủ cao cấp.v.v.
- Gỗ gụ có thớ thẳng, vân đẹp mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm
- Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.
7- Gỗ Lim
- Là loại gỗ tự nhiên quý hiếm, gỗ lim có đặc điểm rất cứng, chắn và nặng
- Màu sắc của gỗ từ màu hơi nâu đến màu nâu thẫm, gỗ có khả năng chịu lực rất tốt
- Vân gỗ Lim có dạng xoắn đẹp, nếu để lâu ngày hoặc ngâm dưới bùn thì mặt gỗ sẽ có màu đen. Gỗ Lim không bị cong vênh, mối mọt, nứt nẻ hay bị biến dạng khi thời tiết thay đổi.
8- Gỗ Sồi
Các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ sồi luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại.Gỗ sồi gồm có 2 loại: Sồi Trắng và Sồi Đỏ
Gỗ sồi Đỏ:
- Gỗ cứng và nặng, độ chịu lực uốn xoắn và độ trung bình, độ chịu lực nén cao. Dễ uốn cong bằng hơi nước
- Không có hoặc ít có khả năng kháng sâu ở tâm gỗ. Tương đối dễ xử lý bằng chất bảo quản
- Đồ gỗ, ván sàn, vật liệu kiến trúc nội thất, gỗ chạm và gờ trang trí nội thất, cửa, tủ bếp, ván lót, quan tài và hộp đựng nữ trang và hộp đựng nữ trang.
Gỗ Sồi trắng:
- Có màu nâu trắng, dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm.
- Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn.
- Đặc tính ứng dụng: Gỗ chịu máy tốt, độ bám dính và ốc vít tốt dù phải khoan gỗ trước khi đóng đinh và ốc. Vì gỗ phản ứng với sắt nên người thao tác nên dùng đinh mạ kẽm. Độ bám dính của gỗ thay đổi nhưng gỗ có thể được sơn màu và đánh bóng để trở thành thành phẩm tốt. Gỗ khô chậm nên người thao tác phải cẩn thận để tránh nguy cơ rạn nứt gỗ. Vì độ co rút lớn nên gỗ dễ bị biến dạng khi khô.
- Đặc tính vật lý: Gỗ cứng và nặng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén trung bình, độ chắc thấp nhưng rất dễ uốn cong bằng hơi nước. Sồi trắng miền Nam lớn nhanh hơn và các vòng tuổi gỗ rộng, có khuynh hướng cứng và nặng hơn.
- Độ bền: Tâm gỗ có khả năng kháng sâu, không bị các loại mọt gỗ thông thường và bọ sừng tấn công, gỗ tuyệt đối không thấm chất bảo quản, dát gỗ tương đối không thấm chất này.
- Công dụng chính: Làm cửa cao cấp, ván sàn, tủ buffer, tủ bếp, gỗ chạm trổ, gờ trang trí, ván lót, tà vẹt đường sắt, cầu gỗ, ván đóng thùng, quan tài và hộp đựng nữ trang…
Trên đây là các loại gỗ tốt nhất dùng trong nội thất và những đặc điểm nổi bật của từng loại gỗ. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp quý vị có thể phân biệt, lựa chọn những loại gỗ có chất lượng tốt, phù hợp với không gian nội thất nhà mình.