Trang chủ » Kiến thức đồ gỗ » Treo tranh gỗ Tứ Quý cần phải hiểu những điều sau

Những điều cần biết khi treo tranh gỗ Tứ Quý

Câu hỏi tranh Tứ Quý nên treo ở đâu được khá nhiều người quan tâm. Bởi treo tranh Tứ Quý cần hợp phong thuỷ để mang đến nhiều may mắn và tài lộc nhất.

Bộ tranh Tứ Quý – Hình ảnh tùng cúc trúc mai

Ngày nay, nhu cầu trang trí làm đẹp cho gia đình ngày càng được quan tâm. Theo đó, vấn đề trang trí như thế nào để hợp phong thuỷ mang đến nhiều tài lộc và may mắn nhất trở thành vấn đề trăn trở của nhiều người. Nhiều gia đình lựa chọn treo tranh Tứ Quý để làm đẹp không gian nhưng chưa hẳn đã biết cách treo đúng phong thuỷ nhất. Tranh Tứ Quý – Tùng cúc trúc mai là đại diện của 4 mùa xuân hạ thu đông trong năm và được xem là vật phẩm phong thuỷ mang đến nhiều may mắn cho gia chủ. Tranh Tùng – Cúc – Trúc – Mai có nguồn gốc từ Trung Hoa và lưu truyền vào Việt Nam khá lâu đời. Nhằm cải biến phù hợp với văn hoá Việt Nam, người ta cũng làm ra các loại tranh Tứ Quý khác như: Tranh bốn mùa, tranh mai – sen – cúc – hồng, tranh tứ dân, tranh mai – sen – cúc – mẫu đơn,… Tuy nhiên, hình ảnh Tùng – Cúc – Trúc – Mai đã tạo dấu ấn sâu đậm và in sâu trong linh hồn người Việt.

Treo tranh gỗ Tứ Quý cần phải hiểu những điều sau

Bộ tranh gỗ Tứ quý

Tùng – Đại diện cho mùa đông
Cây tùng còn có tên thường gọi là thông, bách. Tùng là loại cây mọc thẳng, có cây cao khoảng 15-20m. Tùng có khá nhiều loại, song nước ta phổ biến nhất là 6 loại: Tùng La Hán, tùng liễu, tùng bách tán, tùng cối, bạch đầu tùng, tùng đuôi ngựa. Nói về vẻ đẹp và tuổi thọ của loại cây này phải nhắc đến câu đối rất hay:

Trong tự nhiên, cây tùng thường mọc trên núi cao, vùng đất khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Thậm chí, ở ngay vùng đồi núi chênh vênh gần vực thẳm vẫn có thể bắt gặp hình ảnh cây tùng đứng sừng sững mặc bão giông thể hiện sức sống hết sức bền bỉ.

Cúc – Đại diện cho mùa thu
“Cứ mỗi độ thu sang hoa cúc lại nở vàng” – Hoa cúc trở thành biểu tượng báo hiệu mùa thu đến vậy. Cây hoa cúc là một loại hoa khá quen thuộc trong đời sống người dân Việt. Hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau như: Cúc trắng, cúc vàng, cúc tím,…Cúc có đặc trưng là thường mọc thành bụi, thân mềm, thanh mảnh. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của loài hoa này là khi hoa héo chỉ rũ xuống chứ không bao giờ rụng.

Trúc – Đại diện cho mùa hạ
Cây trúc trong tiếng Hán là chỉ một loại tre của Việt Nam. Cây tre gắn liền với đời sống làng quê Việt cùng các câu chuyện của trẻ thơ như cây tre trăm đốt, Thánh Gióng,… Tre thuộc nhóm thực vật thân gỗ, màu xanh hoặc ngả vàng và phân thành nhiều đốt. Tre dễ sống, không cần chăm sóc quá nhiều và thường mọc thành quần thể chứ không sống theo cá thể riêng biệt. Điểm đặc biệt ở loài cây này là khi bị đốt cháy chỉ còn lại tro tàn người ta vẫn thấy những đốt tre nguyên vẹn và thẳng đứng.

Mai – Đại diện cho mùa xuân
Cây mai trong phong thuỷ xuất xứ từ Trung Hoa và không phải là giống mai của Việt Nam. Mai của người Trung Hoa có màu trắng hoặc màu hồng. Giống mai này thường nở vào độ từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Trong trời đông giá rét cây mai chẳng những trụ vững giữa đất trời mà còn nở rộ khoe vẻ đẹp rực rỡ của mình.

Treo tranh Tứ Quý như thế nào là đúng chuẩn phong thuỷ

Trước tiên, việc sắp xếp tranh tứ quý cũng khá cần chú ý đến. Vì dân gian thường gọi theo cách thuận miệng là Tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai nên nhiều gia đình cũng sắp xếp theo hướng này. Tuy nhiên, theo đúng chuẩn phong thuỷ thì thứ tự sắp xếp phải là Mai – Cúc – Trúc – Tùng (đại diện cho 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông) theo chiều từ phải sang trái. Nếu diện tích không đủ mà phải chia thành 2 tầng thì thứ tự sẽ là Mai – cúc ở tầng 1 và Trúc – Tùng ở tầng 2.

Về kích thước bộ tranh Tứ quý: treo tranh Tứ quý cần phù hợp với không gian để tạo nên sự hài hoà nhất cho ngôi nhà. Nên chọn bộ tranh Tứ quý có kích thước khoảng 2/3 ngôi nhà là hài hoà nhất.

Về vị trí treo: treo tranh Tứ quý phù hợp với tầm mắt người nhìn, khoảng từ 1,4m – 1,5m tính từ mặt đất lên. Với độ cao vừa phải này sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái khi khách hoặc gia chủ muốn xem tranh. Đặc biệt, không nên treo tranh Tứ quý phía trên bàn thờ vì đây là vật phẩm mang ý nghĩa phong thuỷ và không nên thờ cúng.

Về tuổi gia chủ: có gia chủ thắc mắc là treo tranh Tứ quý trong nhà có kiêng kị tuổi nào hay không? Câu trả lời là: Không. Tranh Tứ quý – Tùng cúc trúc mai là dòng tranh khá dễ treo và phù hợp với tất cả tuổi gia chủ.

Về hướng treo tranh Tứ quý: tranh tùng cúc trúc mai thuộc tính mộc. Theo ngũ hành thì hướng nam thuộc hành hoả – mộc sinh hoả sẽ mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình. Do đó, khi treo tranh Tứ quý bằng gỗ thì hướng treo tốt nhất là hướng Nam.

Vị trí treo tranh Tứ quý trong ngôi nhà tốt nhất là phòng khách, phòng làm việc, phòng đọc sách. Bởi vì tranh Tứ quý – Tùng cúc trúc mai không chỉ mang ý nghĩa phong thuỷ là may mắn và tài lộc mà còn tượng trưng cho khí độ của người quân tử. Treo tranh Tứ quý ở những nơi như phòng khách sẽ tạo cảm giá thoải mái và tin cậy cho khách nhân đối với gia chủ khi bước vào ngôi nhà.

Tranh gỗ đẹp Tứ quý – Tùng cúc trúc mai được điêu khắc tinh xảo và uyển chuyển kết hợp với những yếu tố thiên nhiên như chim muông, cây cỏ càng thêm sinh động. Nghệ thuật điêu khắc tranh gỗ đã xuất hiện từ khá lâu đời, dòng tranh gỗ Tứ quý cũng được đa số người lớn tuổi ưa chuộng bởi vẻ đẹp tinh tế nhưng vẫn bình dị của nó.

Nếu bạn là người hay chơi đồ gỗ thì nếu muốn đánh bóng lại toàn bộ nội thất đồ gỗ trong gia đình mình thì hãy liên hệ đến dịch vụ sửa chữa đồ gỗ Tuấn Tường.

Đến với thợ mộc sửa chữa đồ gỗ tại nhà TUẤN TƯỜNG, bạn sẽ yên tâm:

  • Dịch vụ sửa chữa, tháo lắp chuyên nghiệp
  • Nhanh chóng, có mặt tại nhà bạn sau 15-30 phút.
  • Thợ tháo lắp đồ gỗ nhanh nhẹn, có kinh nghiệm.
  • Dịch vụ 24/7.
  • Giá rẻ, không chặt chém!

Liên hệ sửa chữa đồ gỗ tại nhà Tuấn Tường

Liên hệ: 0987.425.271 (A. Tuấn) Hoặc 0976.547.096 (A. Tường)

Địa chỉ: Chúng tôi có đội ngũ thợ khắp địa bàn Hà Nội, nhận làm tại nhà các quận: Hà Đông, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Từ Liêm, Hoàng Mai, Tây Hồ, Long Biên, Mỹ Đình….   

 

Top